Tam Lư Miếu Nguyên tác: Đới Thúc Luân



Tam Lư Miếu

Nguyên tác: Đới Thúc Luân










CHỮ GIẢN THỂ









PHIÊN ÂM
Sān lǘ miào

Yuán xiāng liú bù jǐn
Qū zi yuàn hé shēn
Rìmù qiūfēng qǐ
Xiāoxiāo fēng shùlín

Dàishūlún

ÂM HÁN VIỆT
Tam Lư Miếu

Nguyên Tương lưu bất tận
Khuất Tử oán hà thâm
Nhật mộ thu phong khởi
Tiêu tiêu phong thụ lâm

Đới Thúc Luân


The temple of the Lu senior official

The water in the rivers of Yuan and Xiang will flow endlessly.
Oh Qu Yuan! Why your hatred is so deep?
There is an autumn wind blowing in the evening,
The leaves of the maple forest in front of the temple are falling.

DỊCH NGHĨA


miếu thờ ông [làm chức] Tam Lư

Sông Nguyên và sông Tương chảy mãi, vĩnh viễn không ngừng
Lòng ông Khuất Tử oán hận sâu chừng nào mà ngay cả nước sông cũng không rửa hết được nỗi hận đó
Chiều xuống, một trận gió thu bất chợt nổi lên, phía trước miếu có một rừng phong nghe thấy tiếng gió xào xạt buồn, phảng phất nghe như tiếng gió thay Khuất nguyên bày tỏ nỗi oán hận

CHÚ THÍCH VÀ TỪ VỰNG:
Khuất Tử tức Khuất Nguyên, danh sĩ nước Sở thời Chiến Quốc, làm quan tới chức Tả đồ, bị dèm pha, ông bị giáng đến vùng có sông Nguyên và sông Tương chảy qua, làm chức Tam lư, ông tự vẫn.

Khuất Nguyên (chữ Hán: ; bính âm: qū yúan), tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi v chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.

Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiu sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời).v.v.

Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyn thuyết này, để tưởng nhớ v con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.



miếu (15n) 1 : Cái miếu (để thờ cúng quỷ thần). 2 : Cái điện trước cung vua, vì thế nên mọi sự cử động của vua đều gọi là miếu. Như miếu toán 廟算 mưu tính của nhà vua.



Tiêu tiêu 蕭蕭 ( ): (1) Ngựa thét the thé. Ðỗ Phủ 杜甫 : Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu 車轔轔,馬蕭蕭,行人弓箭各在腰 (Binh xa hành 兵車行) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng. (2) Gió thổi vù vù. Tư Mã Thiên 司馬遷 : Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn 風蕭蕭兮易水寒,壯士一 去兮不復還 (Kinh Kha truyện 荊軻傳) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi chừ không trở về. (3) Tiếng lá rụng. Ðỗ Phủ 杜甫 : Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai 無邊落木蕭蕭下,不盡長江 袞袞來 (Ðăng cao 登高) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.



thụ (16n) 1 : Cây.

CHÚ Ý: TỪ (GIÓ),   (CÂY PHONG) ĐỀU ĐỌC LÀ PHONG. : GHÉP BỞI TỪ PHONG (GIÓ) VÀ MỘC mu cây. Từ phong (gió) chỉ âm đọc, từ mộc chỉ ý nghĩa

Từ lâm: 林: ghép bởi hai từ mộc: chỉ nơi có nhiều cây (rừng)


--Bản dịch của Nguyễn Minh--

Nguyên Tương chảy mãi không thôi
Khuất Nguyên sầu hận khôn nguôi oán hờn
Chiều thu gió chợt nổi cơn
Rừng phong xào xạc tiếng buồn cảm thông

--Bản dịch của Anh Nguyên--

Nguyên, Tương chảy mãi chẳng ngừng,
Khuất-Nguyên, nỗi oán biết chừng nào sâu.
Gió Thu chiều đã bắt đầu,
Rừng phong hiu hắt thêm sầu lòng ai!...

Dịch thơ Trần Minh Tú



Miếu thờ ông làm chức Tam Lư



Chảy hoài chảy mãi Tương Nguyên

Khuất Từ ôm hận hoàng tuyền chẳng phai

Chiều thu gió thổi bên tai

Rừng phong xào sạc thay ai tỏ bày

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số cách tính điện trở tương đương (sưu tầm)

Bài toán chuyển động trên một vòng tròn

Bài tập liên hệ giữa định luật bảo toàn công, động cơ nhiệt và công suất