BÀI TẬP NÂNG CAO CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Bài 1: Trên một đường đua thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc v1 = 20km/h và khoảng cách đều giữa hai người liền kề nhau trong hàng là l1 = 20m; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là v2 = 40km/h và l2 = 30m. Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc v3 bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo?
Giải
Coi
vận động viên việt dã là đứng yên so với người quan sát và vận động viên đua xe
đạp.
Vận
tốc của vận động viên xe đạp so với vận động viên việt dã là: Vx = v2
– v1 = 20 km/h.
Vận
tốc của người quan sát so với vận động viên việt dã là: Vn = v3
– v1 = v3 – 20
Giả
sử tại thời điểm tính mốc thời gian thì họ ngang nhau.
Thời gian cần thiết để
người quan sát đuổi kịp vận động viên việt dã tiếp theo là: \[{t_1} = \frac{{{l_1}}}{{{V_n}}}\]
Thời gian cần thiết để VĐV xe đạp phía sau đuổi kịp VĐV việt dã nói trên là:
\[{t_2} = \frac{{{l_1} + {l_2}}}{{{V_X}}}\]
Để họ lại ngang hàng thì t1 = t2.
hay \[\frac{{{l_1}}}{{{v_3} - 20}} = \frac{{{l_1} + {l_2}}}{{{V_X}}}\]
Thay số tìm được: v3 = 28 km/h
1.1: Một vận động viên điền kinh chạy cự li dài đuổi theo một con rùa cách anh ấy là L=10km. Vận động viên vượt qua quãng đường đó trong thời gian t1 nhưng con rùa kịp bò được đoạn bằng x1. Khi vận động viên vượt qua đoạn x1 trên thì con rùa lại bò được một khoảng bằng x2 và cứ tiếp tục như vậy. Trọng tài cuộc đua chỉ kịp đo được đoạn đường x2=4m, khoảng thời gian t3=0,8 giây. Cho rằng vận động viên và con rùa chuyển động cùng một đường thẳng và tốc độ của cả 2 là không đổi.
a)Tính tốc độ của vận động viên và con rùa.
b) Khi vận động viên đuổi kịp con rùa thì con rùa đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu?
Gọi vận tốc của người và rùa lần lượt là : Vn và Vr
Theo bài ra ta có: L=Vnt1=10000(m) hay t1=10000/Vn
(1)
Ta lại có: x1=Vrt1=Vnt2
(2)
x2=Vrt2=Vnt3=4
(3) hay t2=4/Vr (4)
Thay t3=0,8 s vào (3) ta suy ra Vn= x2/t3=4/0,8
=5m/s
Thay Vn =5m/s vào (1) ta được t1=10000/5=2000
(s)
Thay Vn =5m/s, t1=2000 (s) và t2=4/Vr
vào (2) ta có:
\[{{\rm{V}}_{\rm{r}}}2000 = 5\frac{4}{{{{\rm{V}}_{\rm{r}}}}} \Leftrightarrow {{\rm{V}}_{\rm{r}}}^2 = \frac{1}{{100}} \Leftrightarrow {{\rm{V}}_{\rm{r}}} = 0,1(m/s)\]
Giả sử sau thời gian t kể từ lúc VDV và rùa xuất phát thì VĐV đuổi
kịp rùa tại một điểm C nào đó
Quãng đường vận động viên đã đi được (kể từ lúc xuất phát đến lúc
gặp nhau là): Sn=Vnt
Quãng đường con rùa đã đi được (kể từ lúc xuất phát đến lúc gặp
nhau) là: Sr=Vrt
Ta có: Sn-Sr= Vnt-Vrt=
(Vn-Vr)t=L=10000(m)
Suy ra \[t = \frac{{10000}}{{5 - 0,1}} = \frac{{10000}}{{4,9}}(s)\]
Vậy
quãng đường con rùa đã đi được kể từ lúc xuất phát đến lúc
gặp nhau là
\[{{\rm{S}}_{\rm{r}}} = {{\rm{V}}_{\rm{r}}}{\rm{t}} = 0,1.\frac{{10000}}{{4,9}} = \frac{{10000}}{{49}}(m)\]
Bài 2
Trong hệ tọa độ xoy ( hình 1), có hai vật
nhỏ A và B
chuyển
động thẳng đều. Lúc bắt đầu chuyển động, vật A cách
Biết
vận tốc của vật A là vA = 10m/s theo hướng ox,
vận
tốc của vật B là vB = 15m/s theo hướng oy.
a) Sau thời gian bao lâu kể từ khi bắt đầu
chuyển động,
hai
vật A và B lại cách nhau 100m.
b) Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa hai
vật A và B.
a/
Quãng đường A đi được trong t giây: AA1 = vAt
Quãng đường B đi được trong t giây: BB1
= vBt
Khoảng cách giữa A và B sau t giây: d2
= (AA1)2 + (AB1)2
Với AA1 = VAt và BB1
= VBt
Nên: d2
= ( v2A + v2B )t2
– 2lvBt + l2 (*)
Thay số và biến
đổi ra biểu thức : 325t2 – 3000t = 0
Giải ra được: t ≈ 9,23 s
b/ - Xét phương trình bậc hai (*) với biến là t. Để
(*) có
nghiệm thì
\[{({d^2})_{\min }} = - \frac{\Delta }{{4a}} = \frac{{{l^2}{v^2}_A}}{{{v^2}_A + {v^2}_B}}\]
\[ \Rightarrow {d_{\min }} = \frac{{{l^{}}{v_A}}}{{\sqrt {{v^2}_A + {v^2}_B} }}\]
- Thay số tính được dmin≈ 55,47 m
bài tập tương tự:
2.1 Có hai bố con bơi thi trên bể bơi hình chữ nhật chiều
2.2 (Trích đề thi HSG lý 8 TPNB 2013-2014) Hình
vẽ bên mô tả 1 ngã tư giao thông, ở đó có hai đường thẳng d1 , d2
vuông góc với nhau tại O. Trên d1 ,có hai người xuất phát cùng
lúc ở M, N, cùng đi đều về phía O với vận tốc như nhau là V=2m/s. Mỗi người đi
tới O thì lài rẽ phải và đi đều trên d2 với vận tốc có độ lớn như
trước. Biết NM=MO=28m.
2.1 Có hai bố con bơi thi trên bể bơi hình chữ nhật chiều
dài AB = 50m và chiều rộng BC
= 30m. Họ qui
ước là chỉ được
bơi theo mép bể. Bố xuất phát từ M với MB = 40m và
bơi về
B với vận tốc không đổi v1 = 4m/s. Con
xuất phát từ N với
NB = 10m và bơi về C với vận tốc không đổi v2
= 3m/s (hình l).
Cả hai xuất phát cùng lúc
a. Tìm khoảng cách
giữa hai người sau khi xuất phát 2s.
b. Tìm khoảng cách ngắn
nhất giữa hai người (trước khi chạm thành bể đối diện)
a)
Tính
quãng đường mỗi người đã đi và khoảng cách giữ họ sau thời điểm xuất phát 20s
b)
Hãy
xác định thời điểm mà khoảng cách giữa hai người đạt giá trị nhỏ nhất? Giá trị
nhỏ nhất đó bằng bao nhiêu
Bài 3: Một viên bi được thả lăn từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Bi
đi xuống nhanh dần và quãng đường
mà bi đi được trong giây thứ i làSi
=4i-2(m) với i = 1; 2; ....;n
a. Tính quãng đường
mà bi đi đợc trong giây thứ 2; sau 2 giây.
b. Chứng minh rằng quãng đường tổng cộng mà bi đi được sau n giây (i và n là các số tự nhiên)
là L(n) = 2 n2(m).
Hướng dẫn giải:
a. Quãng đường mà bi đi được
trong giây thứ nhất là: S1 = 4-2 = 2 m.
Quãng đường mà bi đi được
trong giây thứ hai là:
S2 = 8-2 = 6 m.
Quãng đường mà bi đi được
sau hai giây là:
S2’ = S1 + S2 = 6 + 2 = 8 m.
b. Vì quãng đờng
đi được trong giây thứ i là S(i) = 4i
– 2 nên ta có:
S(i) =
2
S(2) =
6 = 2 + 4
S(3) =
10 = 2 + 8 = 2 + 4.2
S(4) =
14 = 2 +12 = 2 + 4.3
..............
S(n) =
4n – 2 = 2 + 4(n-1)
Quãng đường tổng cộng bi đi được sau n giây là:
L(n) =
S(1) +S(2) +.....+ S(n) =
2[n+2[1+2+3+.......+(n-1)]]
Mà
1+2+3+.....+(n-1) = ((n-1)n)/2 nên L(n) = 2n2 (m)
Bài tương tự: Một vật chuyển động xuống dốc nhanh dần.
Quãng đường vật đi được trong giây thứ k là
S = 4k - 2 (m). Trong đó S tính bằng mét, còn k = 1,2, … tính bằng giây.
a/ Hãy tính quãng đường đi được sau n giây đầu tiên.
b/ Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của quãng đường đi được vào thời gian chuyển động.
Giải:
a/
Quãng đường đi được trong n giây đầu tiên là:
Sn
= (4.1 – 2) + (4.2 – 2) + (4.3 – 2) +…….+ (4.n -2)
Sn
= 4(1 + 2 + 3 + …… + n) – 2n
Sn
= 2n(n + 1) – 2n = 2n2
b/
Đồ thị là phần đường parabol Sn = 2n2 nằm bên phải trục Sn.
Bài 4: Người thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc
8km/h. Cùng lúc đó người
thứ 2 và thứ 3 cùng khởi hành từ B về A với vận tốc lần lượt là 4km/h và 15km/h khi người thứ 3 gặp người thứ nhất thì lập tức quay lại chuyển động
về phía người thứ 2. Khi gặp người thứ 2 cũng lập tức quay lại chuyển động
về phía người thứ nhất và quá trình cứ
thế tiếp diễn cho đến lúc ba người
ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 người ở cùng 1 nơi thì người thứ ba đã đi được quãng đường
bằng bao nhiêu? Biết chiều dài quãng đường
AB là 48km.
Hướng dẫn giải:
Vì thời gian người thứ 3 đi cũng bằng thời gian ngời thứ nhất và người thứ 2 đi kể từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau là t và ta có:
8t + 4t = 48 vậy t=4h
Vì người
thứ 3 đi liên tục không nghỉ nên tổng quãng đường người thứ
3 đi là S3 = v3 .t = 15.4 = 60km.
Tương tự: 4.1Trên
quãng đường dài 100 km có 2 xe 1 và 2 cùng xuất phát và chuyển động gặp nhau với
vận tốc tương ứng là 30 km/h và 20 km/h. cùng lúc hai xe chuyển động thì có một
con Ong bắt đầu xuất phát từ xe 1 bay tới xe 2, sau khi gặp xe 2 nó quay lại và
gặp xe 1… và lại bay tới xe 2. Con Ong chuyển động lặp đi lặp lại tới khi hai
xe gặp nhau. Biết vận tốc của con ong là
60Km/h. tính quãng đườngcon ong bay?.
4.2 Một vận động viên bơi xuất phát tại
điểm A trên sông và bơi xuôi dòng. Cùng thời điểm đó tại A thả một quả bóng. Vận
động viên bơi đến B với AB = 1km thì bơi quay lại, sau 20 phút tính từ lúc xuất phát thì gặp quả bóng tại C với BC =
600m. Coi nước chảy đều, vận tốc bơi của vận động viên so với nước luôn không đổi.
a. Tính
vận tốc của nước chảy và vận tốc bơi của người so với bờ khi xuôi dòng và ngược
dòng.
b. Giả sử
khi gặp bóng vận động viên lại bơi xuôi, tới B lại bơi ngược, gặp bóng lại bơi
xuôi... cứ như vậy cho đến khi người và bóng gặp nhau ở B. Tính tổng thời gian
bơi của vận động viên.
4.3: Trên một đường thẳng có hai người chạy lại gần nhau. Khi còn cách nhau 10 mét, một người ném một quả bóng về phía người kia ; sau khi nhận được bóng người kia lại ném trở lại…cứ như vậy cho đến khi hai người cùng quả bóng dừng lại ở vị trí gặp nhau. Giả sử vận tốc của mỗi người là 2m/s và 3m/s, quả bóng thì luôn được ném bay đi với vận tốc 6m/s.Tính quãng đường quả bóng đã chuyển động trong khoảng thời gian từ lúc quả bóng bắt đầu được ném đi đến lúc dừng
4.3: Trên một đường thẳng có hai người chạy lại gần nhau. Khi còn cách nhau 10 mét, một người ném một quả bóng về phía người kia ; sau khi nhận được bóng người kia lại ném trở lại…cứ như vậy cho đến khi hai người cùng quả bóng dừng lại ở vị trí gặp nhau. Giả sử vận tốc của mỗi người là 2m/s và 3m/s, quả bóng thì luôn được ném bay đi với vận tốc 6m/s.Tính quãng đường quả bóng đã chuyển động trong khoảng thời gian từ lúc quả bóng bắt đầu được ném đi đến lúc dừng
Bài 5: Từ một
điểm A trên con sông thẳng, cùng lúc có một cái phao trôi theo dòng nước và một
con cá bơi xuôi dòng đến một cái cầu C cách A 3,75km rồi ngay lập tức cá bơi
ngược trở lại gặp phao tại một điểm B cách A 1,5km hết thời gian là 0,5 giờ. Biết
rằng nước chảy ổn định và vận tốc của cá so với dòng nước là không đổi.
Tương tự:
Một cậu bé đi lên núi với vận tốc 1m/s. khi còn cách đỉnh núi 100m cậu bé thả một con chó và nó bắt đầu chạy đi chạy lại giữa đỉnh núi và cậu bé. Con chó chạy lên đỉnh núi với vận tốc 3m/s và chạy lại phía cậu bé với vận tốc 5m/s. tính quãng đường mà con chó đã chạy từ lúc được thả ra tới khi cậu bé lên tới đỉnh núi?
a.
Tìm vận tốc của dòng nước và vận tốc của cá so với dòng nước.
b.
Giả sử sau khi gặp phao con cá bơi quay lại đến cầu C rồi lại bơi
ngược dòng tới gặp phao, lại bơi quay lại cầu C, cứ thế bơi qua lại giữa phao
và cầu C... cuối cùng dừng lại cùng phao tại cầu C. Tìm độ dài quãng đường mà
cá đã bơi được.Tương tự:
Một cậu bé đi lên núi với vận tốc 1m/s. khi còn cách đỉnh núi 100m cậu bé thả một con chó và nó bắt đầu chạy đi chạy lại giữa đỉnh núi và cậu bé. Con chó chạy lên đỉnh núi với vận tốc 3m/s và chạy lại phía cậu bé với vận tốc 5m/s. tính quãng đường mà con chó đã chạy từ lúc được thả ra tới khi cậu bé lên tới đỉnh núi?
Bài 6: Một
động tử xuất phát từ A trên đường thẳng
hướng về B với vận tốc ban đầu V0
= 1 m/s, biết rằng cứ sau 4 giây chuyển động, vận tốc lại tăng gấp 3 lần
và cứ chuyển động được 4 giây thì động tử ngừng chuyển động trong 2 giây. trong
khi chuyển động thì động tử chỉ chuyển động thẳng đều. Sau bao lâu động tử đến B biết AB dài 6km?
Giải
Cứ 4 giây chuyển động ta gọi là một nhóm chuyển
động
Dễ
thấy vận tốc của động tử trong các n nhóm chuyển động đầu tiên là:
30 m/s; 31 m/s; 32 m/s …….., 3n-1
m/s ,……..,
Quãng
đường tương ứng mà động tử đi được trong các nhóm thời gian tương ứng là:
4.30 m; 4.31 m; 4.32 m; …..; 4.3n-1
m;…….
Quãng
đường động tử chuyển động trong thời gian này là: Sn = 4( 30 + 31
+ 32 + ….+ 3n-1) (m)
Hay: Sn = 2(3n – 1) (m)
Ta
có phương trình: 2(3n -1) = 6000 Þ
3n = 3001.
Ta thấy rằng 37 = 2187; 38 = 6561,
nên ta chọn n = 7.
Quãng đường động tử đi được trong 7 nhóm thời gian đầu
tiên là: 2.2186 = 4372 (m)
Quãng đường còn lại là: 6000 – 4372 = 1628 (m)
Trong
quãng đường còn lại này động tử đi với vận tốc là ( với n = 8): 37 =
2187 (m/s)
Thời
gian đi hết quãng đường còn lại này là:1628:2187=0,74s
Vậy
tổng thời gian chuyển động của động tử là:
7.4 + 0,74 = 28,74 (s)
Ngoài
ra trong quá trình chuyển động. động tử có nghỉ 7 lần ( không chuyển động) mỗi
lần nghỉ là 2 giây, nên thời gian cần để động tử chuyển động từ A tới B là:
28,74 + 2.7 = 42,74 (giây).
b)
Tương tự: 6.1 .Hồi 5h 17 phút ngày 19 tháng 4 năm 2008 (giờ Việt Nam) vệ tinh địa tĩnh Viansat của nước ta được phóng vào vũ trụ theo hành trình như sau:
Trong
10s đầu chuyển động đều với vận tốc V1=1m/s
Trong
10s tiếp nó chuyển động đều với vận tốc V2=2 V1
Trong
10s tiếp nữa nó chuyển động đều với vận
tốc V3=2 V2
Nó
tiếp tục chuyển động như thế (mỗi 10s sau vận tốc lớn gấp 2 lần so với 10s trước
và trong mỗi 10s đó thì nó chuyển động đều) tới khi bay được quãng
đươnghf 35768km thì nó đã đến quỹ đạo của mình và “dừng lại” trên quỹ đạo để đi
vào hoạt động. Hỏi:
a)
Tới
giây thứ 100 thì vận tốc của vệ tinh là bao nhiêu? Nó đã bay được bao xa?
b)
Vận
tốc lớn nhất của vệ tinh đạt được là bao nhiêu?
c)
Vận
tốc trung bình của vệ tinh trong quá trình nó phóng lên quỹ đạo là bao nhiêu?
6.2 Một
máy bay chuyển động với vận tốc 60 km/h trên đường ray thẳng hướng về địa điểm
A và một máy bay tuần tra bay với vận tốc 120 km/h. Khi máy bay và tàu hỏa cách
đều địa điểm A là 480 km về cùng một phía thì máy bay cũng bay về địa điểm A.
Khi máy bay tới địa điểm A thì ngay lập tức bay về gặp đầu tàu, được gọi là lần
gặp thứ nhất, sau đó nó ngay lập tức bay về địa điểm A. Quá trình cứ tiếp tục
như thế cho đến khi máy bay bay gặp lại đầu tàu lần thứ 6 thì nó hoàn thành nhiệm
vụ tuần tra. Tìm quãng đường mà máy bay bay được từ lúc bay cách địa điểm A là
480 km đến khi nó gặp lại đoàn tàu lần thứ 6. Biết máy bay tuần tra bay thẳng đều
dọc theo đường ray (961 km)
Bài 7:
Trên đoạn đường thẳng dài,
các
ô tô đều chuyển động với vận
tốc
không đổi v1(m/s) trên cầu chúng phải
chạy
với vận tốc không đổi v2 (m/s)
Đồ
thị bên biểu diễn sự phụ thuộc khoảng
Cách
L giữa hai ô tô chạy kế tiếp nhau trong
Thời
gian t. tìm các vận tốc V1; V2 và chiều
Dài
của cầu.
Giải
Từ đồ thị ta thấy: trên đường, hai xe cách
nhau 400m
Trên
cầu chúng cách nhau 200 m
Thời
gian xe thứ nhất chạy trên cầu là T1 = 50 (s)
Bắt
đầu từ giây thứ 10, xe thứ nhất lên cầu và đến giây thứ 30 thì xe thứ 2 lên cầu.
Vậy
hai xe xuất phát cách nhau 20 (s)
Vậy: V1T2 = 400 Þ V1 = 20
(m/s)
V2T2 = 200 Þ V2 = 10
(m/s)
Chiều dài của cầu là l = V2T1 = 500
(m)
Bài 8: Trên đường thẳng x/Ox. một xe chuyển động
qua
các giai đoạn có đồ thị biểu diễn toạ độ theo thời gian như
hình vẽ, biết đường cong MNP là một phần của
parabol
đỉnh
M có phương trình dạng: x = at2 + c.Tìm vận tốc trung bình của xe
trong khoảng thời gian từ 0 đến 6,4h và vận tốc ứng với giai đoạn PQ?
Giải
Dựa
vào đồ thị ta thấy:
Quãng
đường xe đi được: S = 40 + 90 + 90 = 220 km
Vậy: \[{V_{TB}}
= \frac{S}{t} = \frac{{220}}{{6.4}} = 34,375(km/h)\]
b/
Xét phương trình parabol: x = at2 + c.
Khi t = 0; x = - 40. Thay vào ta được: c = - 40
Khi t = 2; x = 0. Thay vào ta được: a = 10
Vậy x = 10t2 – 40.
Xét tại điểm P. Khi đó t = 3 h. thay vào ta tìm được x =
50 km.
Vậy độ dài quãng đường PQ là S’ = 90 – 50 = 40 km.
Thời
gian xe chuyển động trên quãng đường này là: t’ = 4,5 – 3 = 1,5 (h)
Vận
tốc trung bình của xe trên quãng đường này là:V’TB =S’:t’=80/3
(km/h)
Bài 9: Một nhà du hành vũ trụ
chuyển động
thị chuyển động được biểu thị như
hình vẽ.
(V là vận tốc
nhà du hành, x là khoảng cách
từ vị trí nhà du hành tới vật mốc
A ) tính thời
gian người đó chuyển động từ A đến
B
(Ghi chú: v -1 =1/v) Giải
Thời
gian chuyển động được xác định bằng công thức: t = x/v = xv -1
Từ
đồ thị ta thấy tích này chính là diện tích hình được giới hạn bởi đồ thị, hai
trục toạ độ và đoạn thẳng MN.Diện tích này là 27,5 đơn vị diện tích.
Mỗi
đơn vị diện tích này ứng với thời gian là 1 giây. Nên thời gian chuyển động của
nhà du hành là 27,5 giây.
Bài 10: Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc
không đổi. Người thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng một lúc với các vận
tốc tương ứng là v1 =
10km/h và v2 = 12km/h. Người
thứ ba xuất phát sau hai người
nói trên 30’, khoảng thời gian giữa 2 lần gặp của người thứ ba với 2 người đi trước
là∆t=1h. Tìm vận tốc của người
thứ 3.
Hướng dẫn giải:
Khi người thứ 3 xuất phát thì người thứ nhất cách A 5km, người thứ 2 cách A là 6km. Gọi t1 và t2
là thời gian từ khi người thứ 3 xuất phát cho đến
khi gặp người thứ nhất và người thứ 2.
\[\mathop v\nolimits_3 \mathop t\nolimits_1 = 5 + 10\mathop t\nolimits_1 \Rightarrow \mathop t\nolimits_1 = \frac{5}{{\mathop v\nolimits_3 - 10}}\]
\[\mathop v\nolimits_3 \mathop t\nolimits_2 = 6 + 12\mathop t\nolimits_2 \Rightarrow \mathop t\nolimits_2 = \frac{6}{{\mathop v\nolimits_3 - 12}}\]
\[\frac{6}{{\mathop v\nolimits_3 - 12}} - \frac{5}{{\mathop v\nolimits_3 - 10}} = 1 \Leftrightarrow \mathop v\nolimits_3^2 - 23\mathop v\nolimits_3 + 120 = 0\]
\[ \Rightarrow \mathop v\nolimits_3 = \frac{{23 \pm \sqrt {{{23}^2} - 480} }}{2} = \frac{{23 \pm 7}}{2}\]
Giá trị của v3
phải lớn hơn v1 và v2 nên ta có v3 = 15km/h.
\[BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{130}^2} - {{50}^2}} = 120m\]
Bài
11: Ba
người đi xe đạp
đều xuất phát từ A về B. Người thứ nhất khởi hành lúc 6 giờ đi với vận tốc v1= 8(km/ h), người thứ hai khởi hành lúc 6 giờ 15 phút đi với vận tốc v2=12(km/h), người thứ ba xuất phát sau người thứ 30
phút. Sau khi người thứ ba gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa
thì ở cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba.
Hướng dẫn giải:
Khi người thứ ba
xuất phát thì người thứ nhất đó đi được
l1= v1.t01=
8.0,75= 6 km;
Người thứ hai đi được l2= v2 t02= 12.0,5= 6 km.
- Gọi t1
là thời gian người thứ ba đi đến gặp người thứ nhất.
V3 t1 = l1 + v1 t1 =
l1/ v3 – v1 = 6/ v3 – 8 ( 1)
Sau t2 = t1 + 0,5 (h) thỡ:
- Quãng đường người thứ nhất đi được là:
S1 = l1 + v1
t2 = 6 + 8 ( t1 + 0,5 )
-Quãng đường người thứ hai đi được là:
S2 = l2 + v1
t2 = 6 + 12 ( t1 + 0,5 )
- Quãng đường người thứ ba đi được là:
S3 = v3
t2 =v3 ( t1
+ 0,5 )
Theo đề bài s2
– s3 = s3 – s1
hay S1 + S2 = 2 S3
Suy ra :
6 + 8 ( t1
+ 0,5 ) + 6 + 12 ( t1
+ 0,5 ) =2 v3 ( t1 + 0,5 )
( 2)
Thay (1) vào (2)
ta được: V32 - 18
V3 + 56 = 0;
giải phương trình bậc hai với ẩn V3
V3 = 4
km/h ( loại vì V3 < V1 , V2 )
v3 ( t1 + 0,5 )
V3 = 14km/h ( thừa nhận)
Bài 12: Một người
đang ngồi trên một ô tô tải đang chuyển động đều với vật tốc 18km/h. Thì thấy một
ô tô du lịch ở cách xa mình 300m và chuyển động ngược chiều, sau 20s hai xe gặp
nhau.
a. Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường?
b. 40 s sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau
bao nhiêu?
Bài 13: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ
thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V1=
50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về
phía A với vận tốc V2= 75km/h.
a. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu
km?
b. Trên đường có một người đi xe đạp, lúc nào cũng
cách đều hai xe trên. Biết rằng người đi xe đạp khởi hành lúc 7 h. Hỏi.
-Vận tốc của người đi xe đạp?
-Người đó đi theo hướng nào?
-Điểm
khởi hành của người đó cách B bao nhiêu km?
Hướng
dẫn giải:
a/ Gọi t là thời gian hai xe gặp nhau
Quãng đường mà xe gắn
máy đã đi là :
S1= V1.(t
- 6) = 50.(t-6)
Quãng
đường mà ô tô đã đi là :
S2= V2.(t -
7) = 75.(t-7)
Quãng
đường tổng cộng mà hai xe đi đến gặp nhau.
AB = S1 + S2
→ AB = 50. (t - 6) + 75. (t - 7)
→300 = 50t -
300 + 75t - 525
→125t =
1125
→ t = 9 (h)
→ S1=50. (
9 - 6 ) = 150 km
Vậy hai xe gặp nhau lúc 9
h và hai xe gặp nhau tại vị trí cách A: 150km và cách B: 150 km.
b/ Vị trí ban đầu của người
đi bộ lúc 7 h.
Quãng đường mà xe gắn mắy đã đi đến thời điểm t = 7h.
AC = S1 = 50.( 7 - 6 )
= 50 km.
Khoảng cách giữa người đi xe gắn máy và người đi ôtô lúc 7 giờ.
CB =AB - AC = 300 - 50 =250km.
Do người đi xe đạp cách đều hai người trên nên:
DB = CD = CB :2=125km.
Do xe ôtô có vận tốc V2=75km/h > V1 nên người đi xe đạp phải
hướng về phía A.
Vì người đi xe đạp luôn cách đều hai
người đầu nên họ phải gặp nhau tại điểm G cách B 150km lúc 9 giờ. Nghĩa
là thời gian người đi xe đạp đi là:
rt = 9 - 7 = 2giờ
Quãng đường đi được là:
DG = GB - DB = 150 - 125 = 25 km
Vận tốc của người đi xe đạp là.
V3 =DG : rt=12,5km/h
Bài 14: Một người đứng cách
con đường một khoảng 50m, ở trên đường có một ô tô đang tiến lại với vận tốc
10m/s. Khi người ấy thấy ô tô còn cách mình 130m thì bắt đầu ra đường để đón ô
tô theo hướng vuông góc với mặt đường. Hỏi người ấy phải đi với vận tốc bao
nhiêu để có thể gặp được ô tô?
Chiều dài
đoạn đường BC:
Thời gian ô tô đến B là:
t =BC:v1=120:10=12s
Để đến B đúng lúc ô tô vừa đến B, người
phải đi với vận tốc: v2
=AB:t=50:12=4,2m/s
Bài 20:Một ô tô
xuất phát từ M đi đến N, nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1,
quãng đường còn lại đi với vận tốc v2. Một
ô tô khác xuất phát từ N đi đến M, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1
và thời gian còn lại đi với vận tốc v2. Nếu xe đi từ N xuất phát muộn
hơn 0.5 giờ so với xe đi từ M thì hai xe đến địa điểm đã định cùng một lúc. Biết v1= 20 km/h và v2= 60 km/h.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng gặp nhau tại vị trí cách N bao xa.
Bài 21: Có hai xe cùng xuất phát từ A và chuyển động đều. Xe thứ nhất chuyển động theo hướng ABCD (hình H.1) với vận tốc v1 = 40 km/h. Ở tại mỗi địa điểm B và C xe đều nghỉ 15 phút. Hỏi:
D. Có hai bạn, một
nam và một nữ, tham gia vào một trò chơi phối hợp như sau: Hai bạn cùng xuất
phát từ vị trí A. Bạn nữ chạy theo đường AB song song với bờ song xy, bạn nam
chạy ra bờ sông múc một xô nước rồi chạy đến trao cho bạn nữ tại C. Bạn nữ nhận
xô nước rồi tiếp tục chạy về đích B (hình 3). Biết hai bạn đến C cùng một lúc
và thời gian bạn nam chạy đi múc nước và thời gian chạy về trao cho bạn nữ là bằng
nhau. Tính đoạn đường AC và thời gian bạn nữ chạy từ A đến B.Cho vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc
không xách nước lần lượt là V1 = 4,00m/s và V2 = 2,00m/s;
vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc xách nước lần lượt là V’1
= 2,53m/s và V’2 = 1,00m/s; khoảng cách AB = 100m và AB
cách bờ sông xy một đoạn h = 30m. Bỏ qua thời gian mức nước, trao và nhận xô nước.
Bài 23: Hai bến A và B dọc theo một con sông cách nhau 9 km có hai ca nô xuất phát cùng lúc chuyển động ngược chiều nhau với cùng vận tốc so với nước đứng yên là V. Tới khi gặp nhau trao cho nhau một thông tin nhỏ với thời gian không đáng kể rồi lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu thì tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1,5 giờ. Còn nếu vận tốc so với nước của hai ca nô là 2V thì tổng thời gian đi và về của hai ca nô hơn kém nhau 18 phút. Hãy xác định V và vận tốc u của nước.
Bài 15: Một
chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian dự định là
t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 48 km/h thì xe tới
B sớm hơn dự định 18 phút. Nếu xe chuyển động từ
A đến B với vận tốc v2 = 12 km/h thì xe đến B muộn hơn dự định 27
phút.
a) Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian dự định t.
b) Để đến B đúng thời gian dự định t, thì xe chuyển động từ A đến C (C nằm
trên AB) với vận tốc v1 = 48 km/h rồi tiếp tục từ C đến B với vận tốc
v2 = 12 km/h. Tìm chiều dài quãng đường AC.
Bài 16: Một người đi xe xung quanh một
sân vận động, vòng thứ nhất người đó đi đều với vận tốc v1. Vòng thứ
hai người đó tăng vận tốc lên thêm 2km/h thì thấy thời gian đi hết vòng thứ hai
ít hơn thời gian đi hết vòng thứ nhất 1/21giờ. Vòng thứ ba người đó tăng vận tốc thêm 2km/h so với vòng
thứ hai thì thấy thời gian đi hết vòng thứ ba ít hơn vòng thứ nhất là 1/12 giờ. Hãy tính chu vi của sân vận động đó?
Bài 17 : Bảy bạn cùng trọ một
nơi cách trường 5km, họ có cùng chung một xe. Xe có thể chở được ba người kể cả
lái xe. Họ xuất phát cùng lúc từ nhà đến trường: ba bạn lên xe,các bạn còn lại
đi bộ. Đến trường, hai bạn xuống xe, lái xe quay về đón thêm hai bạn nữa các bạn
khác tiếp tục đi bộ. Cứ như vậy cho đến khi tất cả đến được trư?ng, coi chuyển
động là đều, thời gian dừng xe để đón, thả người không đáng kể vận tốc đi bộ là
6km/giờ, vận tốc xe là 30km/giờ. Tìm quãng đường đi bộ của người đi bộ nhiều nhất
và quãng đường đi tổng cộng của xe.
a. Tính
quãng đường MN.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng gặp nhau tại vị trí cách N bao xa.
Bài 21: Có hai xe cùng xuất phát từ A và chuyển động đều. Xe thứ nhất chuyển động theo hướng ABCD (hình H.1) với vận tốc v1 = 40 km/h. Ở tại mỗi địa điểm B và C xe đều nghỉ 15 phút. Hỏi:
a) Xe
thứ hai chuyển động theo hướng ACD phải đi với vận tốc v2 bằng bao
nhiêu để có thể gặp xe thứ nhất tại C.
b) Nếu
xe thứ hai nghỉ tại C với thời gian 30 phút thì phải đi với vận tốc là bao
nhiêu để về D cùng lúc với xe thứ nhất?
Biết AB=CD=30 km, BC=40 km.
a)
AC2 = AB2 + BC2 = 2500
à AC = 50 km
Thời
gian xe 1 đi đoạn AB là:
t1=AB/v1 = 40/40 = 3/4
h.
Thời
gian xe 1 nghỉ tại B, C là:
15
phút = 1/4 h.
Thời
gian xe 1 đi đoạn BC là :
t2=BC/v1 = 40/40 = 1 h
+ Trường
hợp 1: Xe 2 gặp xe 1 lúc xe 1 vừa tới C:
Vận tốc xe 2 phải đi v2 = AC/ (t1
+1/4 +t2) = 50/ (3/4 + 1/4 + 1) =25 km/h.
+ Trường hợp 2: Xe 2 gặp xe 1 lúc xe 1 bắt đầu rời khỏi
C:
Vận tốc xe 2 phải đi v2’ = AC/ (t1
+1/4 +t2+1/4) = 50/ (3/4 + 1/4 + 1 + 1/4) = 22,22 km/h.
Vậy để gặp xe 1 tại C thì xe 2 phải đi với vận tốc: 22,22≤v2 ≤25
km/h.
b) Thời gian xe1 đi hết quãng đường ABCD là: t3=
(t1+1/4+ t2+1/4+ t1) = 3h.
Để xe 2 về D cùng lúc với xe 1 thì thời gian xe 2 phải đi
trên quãng đường ACD là: t4 = t3 –1/2 = 2,5 h.
Vận tốc xe 2 khi đó là v2’’
= (AC+CD)/ t4=(50+30)/ 2,5 = 32 km/h.
c)
Bài 22: Một ôtô xuất phát từ điểm A trên cánh đồng để
đến điểm B trên sân vận động (Hình 22). Cánh đồng
và sân vận động được ngăn cách nhau bởi con đường thẳng D, khoảng cách từ A đến
đường D là a=400m, khoảng cách từ B đến đường D là b=300m, khoảng cách
AB=2,8km. Biết tốc độ của
ôtô trên cánh đồng là v=3km/h, trên đường D là 5v/3, trên sân vận động là 4v/3.
Hỏi ôtô phải đi đến điểm M trên đường cách A’ một khoảng x và rời đường tại N
cách B’ một khoảng y bằng bao nhiêu để
thời gian chuyển động là nhỏ nhất? Xác định khoảng thời gian nhỏ nhất
đó?
Giả sử nước sông chảy đều theo hướng
từ A đến B với vận tóc u.
* Trường hợp vận tốc ca nô so với
nước là V, ta có:
Vận
tốc của ca nô khi xuôi dòng là: V1= V+ u.
Vận tốc của ca nô khi ngược
dòng là: V2= V- u.
-Thời gian tính từ lúc xuất phát cho tới khi gặp
nhau tại C là t, gọi quảng đường AC = S1, BC= S2, ta có
\[t = \frac{{{S_1}}}{{V + u}} = \frac{{{S_2}}}{{V - u}}(1)\]
- Thời gian ca nô từ C trở về A là:
\[{t_1} = \frac{{{S_1}}}{{V - u}}(2)\]
- Thời gian ca nô từ C trở về B là:
\[{t_2} = \frac{{{S_2}}}{{V + u}}(3)\]
- Từ (1) và (2) ta có thời gian
đi và về của ca nô đi từ A là:
\[{{\rm{T}}_{\rm{A}}} = {\rm{ t}} + {\rm{ }}{{\rm{t}}_{\rm{1}}} = \frac{S}{{V - u}}(4)\]
- Từ (1) và (3) ta có thời gian
đi và về của ca nô đi từ B là:
\[{{\rm{T}}_{\rm{B}}} = {\rm{ t}} + {\rm{ }}{{\rm{t}}_{\rm{2}}} = \frac{S}{{V + u}}(5)\]
- Theo bài ra ta có:
\[{{\rm{T}}_{\rm{A}}} - {\rm{ }}{{\rm{T}}_{\rm{B}}} = \frac{{2uS}}{{{V^2} - {u^2}}} = 1,5\]
* Trường hợp vận tốc ca nô là 2V,
tương tự như trên ta có:
\[{\rm{T}}{'_{\rm{A}}} - {\rm{ T}}{'_{\rm{B}}} = \frac{{2uS}}{{4{V^2} - {u^2}}} = 0,3\]
Từ (6) và (7) ta có : 0,3(4V2- u2)
= 1,5(V2- u2) => V = 2u (8)
Thay (8) vào (6) ta được u = 4km/h, V = 8km/h.
Bài 24: Một xe điện đi trên sân ga với vận tốc không đổi và khoảng thời gian từ khi đầu xe ngang với đầu sân ga và khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga là 18 giây. Một xe điện khác cũng với vận tốc không đổi nhưng theo chiều ngược lại, đi qua sân ga này hết 14 giây. Xác định khoảng thời gian khi hai xe điện này đi qua nhau (tức là từ thời điểm hai đầu xe gặp nhau tới khi hai đuôi xe ngang bằng nhau). Biết hai xe có chiều dài bằng nhau và bằng nửa chiều dài sân ga.
Bài 25: Một ca nô xuất phát từ bến sông A có vận tốc đối với nước là 12km/h, chạy thẳng xuôi dòng đuổi theo 1 xuồng máy đang có vận tốc đối với bờ là 10km/h khởi hành trước đó 2h từ bến B trên cùng dòng sông. Khi chạy ngang qua B, ca nô thay đổi vận tốc để có vận tốc đối với bờ tăng lên gấp đôi và sau đó 3h đã đuổi kịp xuồng máy. Biết khoảng cách AB là 60km. Tính vận tốc của dòng nước.
Bài 27:
Một số bài tập tự luyện
Bài 24: Một xe điện đi trên sân ga với vận tốc không đổi và khoảng thời gian từ khi đầu xe ngang với đầu sân ga và khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga là 18 giây. Một xe điện khác cũng với vận tốc không đổi nhưng theo chiều ngược lại, đi qua sân ga này hết 14 giây. Xác định khoảng thời gian khi hai xe điện này đi qua nhau (tức là từ thời điểm hai đầu xe gặp nhau tới khi hai đuôi xe ngang bằng nhau). Biết hai xe có chiều dài bằng nhau và bằng nửa chiều dài sân ga.
Gọi chiều dài sân ga là l, khi đó chiều dài mỗi đầu xe điện là l/2.
Theo bài ra trong khoảng thời gian t1 = 18s đầu tàu thứ nhất đi được quãng
đường là:
l
+ l/2 = 3l/2
Vậy vận tốc của xe thứ nhất là: U1
= 3l/2t1 = 3l/2.18 = 3l/36 = l/12
Vận tốc xe thứ 2 là
V2
= 3l/2t2 = 3l/2.14 = 3l/28
Chọn xe 2 làm mốc thì
V=
V1 + V2 = l/ 12 + 3l/28 = 4l/21
Thời gian cần tìm là
T = l/V = l/4l . 21 =
5.25sBài 25: Một ca nô xuất phát từ bến sông A có vận tốc đối với nước là 12km/h, chạy thẳng xuôi dòng đuổi theo 1 xuồng máy đang có vận tốc đối với bờ là 10km/h khởi hành trước đó 2h từ bến B trên cùng dòng sông. Khi chạy ngang qua B, ca nô thay đổi vận tốc để có vận tốc đối với bờ tăng lên gấp đôi và sau đó 3h đã đuổi kịp xuồng máy. Biết khoảng cách AB là 60km. Tính vận tốc của dòng nước.
Bài 28: Người
ta rải đều bột của một chất dễ cháy thành một dải hẹp dọc theo một đoạn thẳng từ
A đến B và đồng thời châm lửa đốt từ hai vị trí D1, D2. Vị
trí thứ nhất D1 cách A một đoạn bằng 1/10 chiều dài của đoạn AB, vị
trí thứ hai D2 nằm giữa D1B và cách vị trí thứ nhất một đoạn l=2,2m Do có gió thổi theo chiều từ A đến
B nên tốc độ cháy lan của ngọn lửa theo chiều gió nhanh gấp 7 lần theo chiều ngược
lại. Toàn bộ dải bột sẽ bị cháy hết trong thời gian t1=60 giây. Nếu
tăng l lên gấp đôi giá trị ban đầu thì thời gian cháy hết là t2=61
giây. Nếu giảm l xuống còn một nửa giá trị ban đầu thì thời gian cháy hết là t3=60
giây. Tính chiều dài của đoạn AB.
- Đặt
chiều dài AB là L, v là vận tốc cháy của ngọn lửa ngược chiều gió, khi đó vận tốc cháy theo chiều gió sẽ là 7v.
- Các
điểm đốt lửa sẽ chia AB làm 3 phần:
+ phần
đầu phía A với
chiều dài L/10 sẽ cháy với vận tốc v.
+ phần
giữa có chiều dài x cháy với vận tốc 8v (do hai ngọn lửa cháy từ hai đầu lại với vận tốc tương ứng là v và 7v).
Bài 29: Hai vật chuyển động cùng chiều trên hai đường thẳng đồng tâm, có chu vi lần
lượt là : C1= 50m và C2= 80m.
Chúng chuyển động với các vận tốc lần lượt là: v1= 4m/s và v2= 8m/s. Giả sử tại một thời điểm cả hai vật cùng nằm
trên cùng một bán kính của vòng tròn lớn, thì sau bao lâu chúng lại nằm trên cùng
một bán kính của vòng tròn lớn?
Thời gian vật 1 đi hết 1
vòng tròn nhỏ là: t1=C1/v1 =50/4= 12,5 (s).
Thời gian vật thứ hai đi
hết một vòng tròn lớn là:
t2= C2/v2 =80/8= 10 (s).
Giả sử sau khi vật thứ
nhất đi được x vòng và vật thứ hai đi được y vòng thì hai vật lại cùng nằm trên
một bán kính của vòng tròn lớn.
Ta có: T là thời gian
chuyển động của hai vật.
T = t1x = t2y suy ra x/y=t2/t1=10/12,5=4/5.
Mà x, y phải nguyên dương
và nhỏ nhất do đó ta chọn x=4 và y=5.
Nên thời gian chuyển động
của hai vật là: T = t1x= 12,5.4= 50 (s).
BÀI
30: Ở trạm vũ trụ A trên mặt đất có một
phi thuyền vừa rời bệ phóng với vận tốc v1 = 275m/s và cứ bay thẳng
đứng lên trên bầu trời với vận tốc đó. Sau 1 giờ bay, phi thuyền đến vị trí M
thì đột ngột giảm vận tốc xuống còn v2 = 205m/s nhưng vẫn giữ nguyên
hướng chuyển động. Coi trái đất là hình cầu có bán kính R = 6400km. Bỏ qua ảnh
hưởng của mây, khói, bụi...trên bầu khí quyển.
a.
Tại vị trí M, từ phi thuyền có thể quan sát được vùng mặt đất có chu vi lớn nhất
bằng bao nhiêu?
b. Tính thời gian phi thuyền
bay từ vị trí M đến vị trí có thể quan sát được vùng mặt đất có chu vi lớn nhất
bằng 28420km.
Bài 1: Một người đi xe máy và một người đi xe đạp cùng xuất
phát một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 40km. Người đi xe máy đi từ A với vận tốc
V1 = 25km/h, Người đi xe đạp đi từ B về A với vận tốc V2 =
15km/h. Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
Bài 2: Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ hai điểm A và B, Cùng
chuyển động về điểm O. Biết AO = 180km; OB = 150km, xe khởi hành từ A đi với vận
tốc 60km/h. Muốn hai xe đến O cùng một lúc thì xe đi từ B phải đi với vận tốc
là bao nhiêu?
Bài 3: Một vật chuyển động từ A đến
B cách nhau 300km. Trong nửa đoan đường đầu đi với vận tốc 5m/s, nửa đoạn đường
còn lại đi với vận tốc 6m/s.
a. Sau bao lâu vật tới B?
b. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB?
Bài 4: Một canô Chạy ngược dòng sông dài 100km. Vận tốc của
canô đối với nước là 45km/h và vận tốc của dòng nước là 5km/h.
a. Tính thời gian canô đi hết đoạn đường này.
b. Nếu đi xuôi dòng nước thì canô đi hết đoạn đường này là bao lâu?
Bài 5: Lúc 7h hai xe gắn máy cùng xuất phát từ hai điểm A và B
cách nhau 20km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau từ A đến B.
Xe thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc 40km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận
tốc 30km/h.
a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng đi được 30 phút.
b. Hai xe có gặp nhau không? Nếu có thì chúng gặp nhau lúc mấy giờ và cách
A bao xa?
Bài 6: Một canô chạy từ bến sông A đến bến sông B. Cho biết AB
= 30km. Vận tốc của canô đối khi nước đứng yên là 15km/h. Hỏi sau bao lâu đến B
khi:
a. Nước sông đứng yên.
b. Nước sông chảy từ A đến B với vận
tốc 3km/h.
Bài 7: Một người đi xe đạp từ A đến B dự định mất t = 4h. Do nữa
quãng đường sau người ấy tăng vặn tốc thêm 3 km/h nên đến sớm hơn dự định 20
phút.
a. Tính vận tộc dự định và quãng đường AB.
b. Nếu sau khi đi được 1h do có việc người ấy phải ghé lại mất 30 phút . Hỏi
đoạn đường còn lại người ấy phải đi với vạn tốc bao nhiêu để đến nơi như dự định.
Bài 8: Hai bạn Hoà và Bình bắt đầu chạy thi trên một quãng đường
S. Biết Hoà trên nửa quãng đường đầu chạy với vận tốc không đổi v1
và trên nửa quãng đường sau chạy với vận tốc không đổi v2(v2<
v1). Còn Bình thì trong nửa thời gian đầu chạy với vận tốc v1
và trong nửa thời gian sau chạy với vận tốc v2 .
a. Tính vận tốc trung bình của mỗi bạn ?
b. Ai về đích trước? Tại sao?
Bài 9: Ôtô chuyển động với vận tốc 54 km/h , gặp đoàn tàu đi
ngược chiều. Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian
3s .Vận tốc tàu 36 km/h.
a. Tính chiều dài đoàn tàu
b. Nếu Ôtô chuyển động đuổi theo
đoàn tàu thì thời gian để ôtô vượt hết chiều dài của đoàn tàu là bao nhiêu? Coi
vận tốc tàu và ôtô không thay đổi.
Bài 10: Từ 2 điểm A và B cách nhau 70Km, cùng một lúc có hai xe
xuất phát,chúng chuyển động cùng chiều từ A đến B. Xe khởi hành từ A đi với vận
tốc 40Km/h xe khởi hành từ B đi với vận tốc 50Km/h.
a.
Hỏi khoảng cách giữa hai xe sau 2h kể từ lúc xuất phát?
b.
Sau khi xuất phát được 2h30phút, xe khởi hành từ A đột ngột
tăng tốc và đạt đến vận tốc 60Km/h. Hãy xác định thời điểmvà vị trí 2 xe gặp
nhau?
Bài 11: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN. Nửa đoạn
đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h.Trong nửa đoạn đường còn
lại người đó đi trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v2 =10km/h trong
nửa thời gian còn lại người ấy đi với vận tốc v3 = 5km/h. Tính vận tốc
trung bình trên cả đoạn đường MN?
Bài 12: Một người đi từ A đến B. Đoạn đường AB gồm một đoạn
lên dốc và một đoạn xuống dốc. Đoạn lên dốc đi với vận tốc 30km , đoạn xuống dốc đi với vận tốc 50km. Thời gian đoạn lên dốc
bằng 1/3 thời gian đoạn xuống dốc .
a. So sánh độ dài đoạn đường lên dốc với đoạn xuống dốc .
b.Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB ?
Bài 13: Một người phải đi từ địa
điểm A đến địa điểm B trong một khoảng thời gian qui định là t. Nếu người đó đi
xe ôtô với vận tốc v1 = 48km/h thì đến B sớm hơn 18 phút so với thời
gian qui định. Nếu người đó đi xe đạp với vận tốc v2 = 12km/h thì đến
B trễ hơn 27 phút so với thời gian qui định.
a.
Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian qui định t.
b. Để
đi từ A đến B đúng thời gian qui định t, người đó đi từ A đến C (C nằm trên AB)
bằng xe đạp với vận tốc 12km/h rồi lên ôtô đi từ C đến B với vận tốc 48km/h.
Tìm chiều dài quãng đường AC
Bài 14: Lúc 10h hai xe máy cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B
cách nhau 96Km đi ngược chiều nhau, vận tốc xe đi từ A là 36Km, của xe đi từ B
là 28Km
a. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
b. Hỏi: - Trước khi gặp nhau, sau bao lâu hai xe cách nhau 32 km.
- Sau khi gặp nhau,
sau bao lâu hai xe cách nhau 32 km
Bài 15: Trên một đoạn đường thẳng có ba người chuyển động,
một người đi xe máy, một người đi xe đạp và một người đi bộ ở giữa hai người đi
xe đạp và đi xe máy. Ở thời điểm ban đầu, ba người ở ba vị trí mà khoảng cách
giữa người đi bộ và người đi xe đạp bằng một phần hai khoảng cách giữa người đi
bộ và người đi xe máy. Ba người đều cùng
bắt đầu chuyển động và gặp nhau tại một thời điểm sau một thời gian chuyển
động. Người đi xe đạp đi với vận tốc 20km/h, người đi xe máy đi với vận tốc
60km/h và hai người này chuyển động tiến lại gặp nhau; giả thiết chuyển động của
ba người là những chuyển động thẳng đều. Hãy xác định hướng chuyển động và vận
tốc của người đi bộ?
Bài 16: Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5
giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quãng đường sẽ nghỉ
30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị
hỏng phải sửa xe mất 20 phút. Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với
vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định?
Bài 17: Một động tử xuất phát từ A chuyển động trên đường
thẳng hướng về điểm B với vận tốc ban đầu v1=32m/s. Biết rằng cứ sau
mỗi giây vận tốc của động tử lại giảm đi một nửa và trong mỗi giây đó động tử
chuyển động đều.
a. Sau bao lâu động tử đến được điểm B, biết rằng khoảng cách AB = 60m
b. Ba giây sau kể từ lúc động tử xuất phát, một động tử khác cũng xuất phát
từ A chuyển động về B với vận tốc không đổi v2 = 31m/s. Hai động tử
có gặp nhau không? Nếu có hãy xác định thời điểm gặp nhau đó.
Bài 18: Một ca nô đi ngang sông xuất phát từ A nhằm thẳng hướng đến
B. A cách B một khoảng AB = 400m. Do nước chảy nên ca nô đến vị trí C cách B một
đoạn bằng BC = 300m . Biết vận tốc của nước chảy bằng 3m/s.
a. Tính thời gian ca nô chuyển động
b. Tính vận tốc của ca nô so với nước và so với bờ sông.
Bài 19: Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A đi về B. Người
thứ nhất đi với vận tốc v1 = 8km/h. Sau 15phút thì người thứ hai xuất
phát với vận tốc là v2=12km/h. Người thứ ba đi sau người thứ hai 30
phút. Sau khi gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì sẽ ở
cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba.
Bài 20: Một người đi xe đạp đi nửa
quãng đường đầu với vận tốc v1 = 15km/h, đi nửa quãng đường còn lại
với vận tốc v2 không đổi. Biết các đoạn đường mà người ấy đi là thẳng
và vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 10km/h. Hãy tính vận tốc v2.
Bài 21: Một người đến bến xe buýt
chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp
lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng
đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Coi chuyển động
của các xe là chuyển động đều.
Bài 22: Hai xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với
cùng vận tốc 30 km/h. Đi được 1/3 quãng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết
quãng đường còn lại với vận tốc 40 km/h, nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút.
Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB.
Bài 23: Một ô tô xuất phát từ A đi đến đích B, trên nửa
quãng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nửa quãng đường sau đi với
vận tốc v2. Một ô tô thứ hai xuất phát từ B đi đến đích A, trong nửa
thời gian đầu đi với vận tốc v1 và trong nửa thời gian sau đi với vận
tốc v2. Biết v1 =
20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so
với xe đi từ A thì hai xe đến đích cùng lúc. Tính chiều dài quãng đường AB.
Bài 24: Một người đánh cá bơi thuyền ngược dòng sông. Khi
tới chiếc cầu bắc ngang sông, người đó đánh rơi một cái can nhựa rỗng. Sau 1 giờ,
người đó mới phát hiện ra, cho thuyền quay lại và gặp can nhựa cách cầu 6 km.
Tìm vận tốc của nước chảy, biết rằng vận tốc của thuyền đối với nước khi ngược
dòng và xuôi dòng là như nhau
b) Khi đi xuôi dòng sông, một chiếc Canô đã vượt
một chiếc bè trôi trên sông tại điểm A, đến tại điểm M thì Canô quay lại và gặp
bè tại điểm B cách A về phía hạ lưu một khoảng AB = 6km. Cho biết thời gian giữa
hai lần Canô và bè gặp nhau là t = 60 phút. Xác định vận tốc chảy của nước. Biết
rằng vận tốc của Canô so với nước là như nhau ở cả hai chiều chuyển động.
Bài 25: Minh và Nam đứng ở hai điểm M, N cách nhau 750 m
trên một bãi sông. Khoảng cách từ M đến sông 150 m, từ N đến sông 600 m . Tính
thời gian ít nhất để Minh chạy ra sông múc một thùng nước mang đến chỗ Nam. Cho
biết đoạn sông thẳng, vận tốc chạy của Minh không đổi v = 2m/s; bỏ qua thời
gian múc nước.
Bài 26: Lúc 12 giờ kim giờ và kim phút trùng nhau ( tại số
12).
a. Hỏi sau bao lâu, 2 kim đó lại trùng nhau.
b. lần thứ 4 hai kim trùng nhaulà lúc mấy giờ?
Bài 27: Một người đi bộ và một vận
động viên đi xe đạp cùng khởi hành ở một địa điểm, và đi cùng chièu trên một đường
tròn chu vi 1800m. vận tốc của người đi xe đạp là 26,6 km/h, của người đi bộ là
4,5 km/h. Hỏi khi người đi bộ đi được một vòng thì gặp người đi xe đạp mấy lần.
Tính thời gian và địa điểm gặp nhau?.( giải bài toán bằng đồ thị và bằng tính
toán)
Bài 28: Một người ra đi vào buổi
sáng, khi kim giờ và kim phút chồng lên nhau và ở trong khoảng giữa số 7 và 8. khi người ấy quay về nhà thì trời
đã ngã về chiều và nhìn thấy kim giờ, kim phút ngược chiều nhau. Nhìn kĩ hơn
người đó thấy kim giờ nằm giữa số 1 và 2. Tính xem người ấy đã vắng mặt mấy giờ.
Bài 29:. Một người đứng cách con
đường một khoảng 50m, ở trên đường có một ô tô đang tiến lại với vận tốc 10m/s.
Khi người ấy thấy ô tô còn cách mình 130m thì bắt đầu ra đường để đón đón ô tô
theo hướng vuông góc với mặt đường. Hỏi người ấy phải đi với vận tốc bao nhiêu
để có thể gặp được ô tô?
Bài 30: Một cầu thang cuốn đưa
hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người
hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1 = 1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành
khách đó phải đi mất thời gian t2 = 3 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển
động, đồng thời người khách đi trên nó thì phải mất bao lâu để đưa người đó lên
lầu.
Bài 31: Hai bến A và B ở
cùng một phía bờ sông. Một ca nô xuất phát từ bến A, chuyển động liên tục qua lại
giữa A và B với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30 km/h. Cùng thời
điểm ca nô xuất phát, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A
với vận tốc so với dòng nước là v2 = 9 km/h. Trong thời gian xuồng
máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ được 4 lần khoảng cách từ
A đến B và về A cùng lúc với xuồng máy. Hãy tính vận tốc và hướng chảy của dòng
nước. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi ; bỏ qua
thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy đều
là những chuyển động thẳng đều .
Bài 32: Một chất điểm X có vận tốc khi di chuyển là 4m/s. Trên
đường di chuyển từ A đến C, chất điểm
này có dừng lại tại điểm E trong thời gian 3s (E cách A một đoạn 20 m). Thời
gian để X di chuyển từ E đến C là 8 s. Khi X bắt đầu di chuyển khỏi E thì gặp một
chất điểm Y đi ngược chiều. Chất điểm Y di chuyển tới A thì quay ngay lại C và
gặp chất điểm X tại C (Y khi di chuyển không thay đổi vận tốc).
a. Tính vận tốc của chất điểm Y
b. Vẽ đồ thị thể hiện các chuyển động trên (trục hoành chỉ thời gian; trục
tung chỉ quãng đường)
Bài 33: ( Đề thi chọn HS giỏi NH
03-04, vật lí 9)
Một người xuất phát từ A tới bờ sông để lấy
nước rồi từ đó mang nước đến B. A cách bờ sông một khoảng AM= 60m; B cách bờ
sông một khoảng BN= 300m. Khúc sông MN dài 480m và coi là thẳng. Từ A và B tới
bất kì điểm nào của bờ sông MN đều có thể đi theo các đường thẳng (hình vẽ). Hỏi
muốn quãng đường cần đi là ngắn nhất thì người đó phải đi theo con đường như thế
nào và tính chiều dài quãng đường ấy? Nếu người ấy chạy với vận tốc v =6m/s thì
thời gian phải chạy hết bao nhiêu?
Bài 34: (Kỳ thi chọn HS giỏi Vật Lí 9 NH 02-03)
Lúc 7h có một xe đạp khởi hành từ A đến B.
Sau đó 90 phút có một xe máy khởi hành từ B đi về A. Hai xe sau khi gặp nhau tại
C và tiếp tục cuộc hành trình, tính từ lúc gặp nhau xe đạp chạy thêm 2h nữa thì
đến B còn xe máy chỉ cần 30 phút thì về đến A . Tìm thời điểm xe đạp đến B và
xe máy đến A. (vận tốc hai xe không thay đổi trong suốt cuộc hành trình).
Bài 35: ( Thi chọn HS giỏi PTCS NH 98-99, vật lí 9)
Giả sử các vận động viên thể thao chạy cùng
chiều, theo một hàng dọc chiều dài l với cùng vận tốc v như nhau. Huấn luyện
viên của họ chạy theo chiều ngược lại với vận tốc u< v
Mỗi vận động viên sẽ quay lại chạy cùng chiều
với huấn luyện viên khi gặp ông ta, cũng với vận tốc v như trước. Hỏi khi tất cả
các vận động viên đã chạy ngược trở lại thì hàng của họ sẽ dài bao nhiêu? Muốn
cho hàng của họ vẫn có chiều dài l như cũ thì vận tốc của mỗi vận động viên khi
chạy trở lại phải như thế nào?
Bài 36: (Kì thi chọn HS giỏi TP Nha Trang NH
01-02, vật lí 9)
Trên đoạn đường AB dài 180km có hai xe chạy
ngược chiều và khởi hành cùng một lúc. Xe ô tô khởi hành từ A đi về B ; xe mô
tô khởi hành từ B đi về A, sau khi hai xe gặp nhau thì xe mô tô chạy thêm 4 giờ
nữa thì tới A còn xe ô tô chạy thêm 1 giờ nữa thì đến b. Tìm vận tốc của mỗi
xe?
Bài 37: ( Đề thi HS giỏi THCS NH 01-02, vật lí 9)
Hải,
Quang và Tùng cùng khởi hành từ A lúc 8 giờ để đi đến B, với AB = 8 km. Do chỉ
có một xe đạp nên Hải chở Quang đến B với vận tốc v1 = 16 km/h, rồi
liền quay lại đón Tùng. Trong lúc đó Tùng đi bộ dần đến B với vận tốc v2 =
4 km/h.
a, Hỏi Tùng đến B lúc mấy giờ ? Quãng đường
Tùng phải đi bộ là bao nhiêu km ? (3,2km)
b, Để Hải đến B đúng 9 giờ, Hải bỏ Quang tại một
điểm nào đó rồi lập tức quay lại chở Tùng cùng về B, Quang tiếp tục đi bộ về B.
Tìm quãng đường đi bộ của Tùng và của Quang. Quang đến B lúc mấy giờ ? (8h45’)
Biết xe đạp luôn chuyển động đều với vận tốc
v1, những người đi bộ luôn đi với vận tốc v2.
Bài 38: (Kì thi HS giỏi THCS NH 06-07, vật lí)
Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày
1cm. Nếu thả cốc này vào trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng
và chìm 3cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa biết có độ cao 3cm
thì cốc chìm trong nước 5cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu chất lỏng nói
trên để mức chất lỏng trong cốc ngang bằng mức nước ngoài cốc?
Bài 39:
(Kì thi HS giỏi THCS NH 06-07, vật lí)
Vào lúc 6 giờ sáng có hai xe cùng khởi
hành. Xe 1 chạy từ A với vận tốc không đổi v1 = 7m/s và chạy liên tục
nhiều vòng trên chu vi hình chữ nhật ABCD. Xe 2 chạy từ
D với vận tốc không đổi v2 = 8m/s và chạy liên tục nhiều vòng trên
chu vi hình tam giác DAC (hình vẽ). Biết AD= 3km, AB= 4km và khi gặp nhau các
xe có thể vượt qua nhau.
a. Lúc mấy giờ (ở
thời điểm nào) xe 2 chạy được số vòng nhiều hơn xe 1 là một vòng?
b. Tìm thời điểm mà
xe 1 đến C và xe 2 đến D cùng một lúc? Biết rằng các xe chạy đến 9h30phút thì
nghỉ
. Bài 40: (Kì thi chọn HS giỏi môn Vật Lí 9 NH 03-04)
Trên quãng đường từ A đến B lúc 7 giờ có
hai xe đạp khởi hành cùng một lúc đi từ A đến B, xe đạp 1 có vận tốc 15km/h; xe
đạp 2 có vận tốc 20km/h. Sau đó 1 giờ có một xe máy khởi hành từ A cũng đi về
B, xe máy đuổi kịp xe đạp 1 và sau đó 1 giờ đuổi kịp xe đạp 2. Khi đuổi kịp xe
đạp 2 xe máy dừng lại 10 phút rồi quay về A. Hỏi rằng trên đường quay về A xe
máy gặp lại xe đạp 1 lúc mấy giờ? Giả sử rằng trong suốt cuộc hành trình vận tốc
các xe không thay đổi.
Bài 41: ( Đề thi HS giỏi THCS vật lí NH 96-97)
Một người đi xe đạp, vận tốc 20km/h và một
người đi bộ vận tốc 4km/h, cùng khởi hành từ A đi đến B theo đường thẳng AB.
Sau khi đi một khoảng thời gian t, người đi
xe đạp quay lại đón và chở người đi bộ về B. Vận tốc xe đạp khi có chở người vẫn
bằng 20km/h và thời gian chở cũng bằng t.
a. Vẽ đồ thị chuyển
động của 2 người trên cùng một hệ tọa độ.
b. Tính vận tốc
trung bình của mỗi người trên đoạn đường AB.
Bài 42: (Đề thi vào lớp 10 chuyên Vật lí)
Hai chiếc tàu chuyển động cùng chiều trên một
đoạn sông thẳng, khởi hành cùng lúc từ A và B với AB = 36km. Các vận tốc của
tàu là v1 = v2 = 6km/h.Một tàu thứ ba khởi hành cùng lúc
với tàu thứ hai từ B nhưng chuyển động ngược chiều với vận tốc 18km/h. Khi gặp
tàu thứ nhất thì tàu thứ ba quay lại đuổi theo tàu thứ hai với vận tốc như trước.
a. Viết phương
trình tọa độ của mỗi tàu .
b. Xác định vị
trí mà tàu thứ ba đuổi kịp tàu thứ hai
( Trong cả bài toán, coi vận tốc chảy của
nước không đáng kể).
Bài 42: ( Kì thi chọn HS giỏi cấp Tỉnh, vật lí 9)
Có hai xe khởi hành từ A. Xe thứ nhất khởi
hành lúc 9 giờ sáng, đi theo hướng AB đường kính của đường tròn, với vận tốc
không đổi v1=10km/h (hình vẽ). Xe thứ hai chuyển động trên đường
tròn trong thời gian đầu với vận tốc không đổi v. Khi tới B xe thứ hai nghỉ 5
phút vẫn chưa thấy xe thứ nhất tới, xe thứ hai lại tiếp tục chuyển động với vận
tốc bằng 1,5v. Lần này tới B xe thứ hai nghỉ 10 phút vẫn chưa gặp xe thứ nhất.
Xe thứ hai lại tiếp tục chuyển động với vận tốc 2v thì sau đó hai xe đến B cùng
lúc.
a. Tính các vận tốc
của xe thứ hai.
b. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ.
Biết rằng xe thứ hai khởi hành lúc
10 giờ sáng cùng ngày. Vòng tròn có
bán kính R = 45km. Lấy pi= 3,14.
Bài 43: ( Đề thi chọn HS giỏi NH 05-06, vật lí 9)
Trên quãng đường AB dài 121km có hai chiếc
xe cùng khởi hành từ A lúc 8h để đi đến B. Xe thứ nhất chạy với vận tốc 30km/h
còn xe thứ hai cứ sau a km thì vận tốc lại giảm đi một nửa so với vận tốc trước
đó. Đoạn đường còn lại cuối cùng 1 km (1km<a) xe 2 đi hết 12phút. Biết rằng
vận tốc của xe thứ 2 không vượt quá 90km/h và hai xe có gặp nhau tại một điểm
trên đường đi.
a. Tính vận tốc của
xe thứ 2 trên đoạn a km đầu tiên và vận tốc trung bình VTB trên AB
(của xe 2).
b. Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.
Bài 44: ( Kì thi chọn HS giỏi NH 06-07, vật lí 9)
Một ghe máy có vận tốc khi nước yên lặng là
6km/h đi xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 12km. Cùng lúc đó có một thuyền
máy ngược dòng từ B đến A, vận tốc thuyền máy khi nước yên lặng là 10km/h, sau
khi gặp nhau chúng quay lại và trở về bến xuất phát của mình. Hỏi rằng vận tốc
của dòng chảy ít nhất là bao nhiêu để cho ghe máy về lại bến A không sớm hơn một
giờ sau khi thuyền máy về đến bến B.
Bài 45: ( Kì thi chọn HS giỏi NH 06-07, vật lí 9)
Trên quãng đường từ A đến B có một người đi
xe đạp. Đầu tiên họ đi 1/3 quãng đường với vận tốc 20km/h; trên 2/3 quãng đường
còn lại: nửa thời gian đầu đi với vận tốc16km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc
14km/h. Tìm vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường AB.
Bài 46: (Thi chọn HS giỏi cấp PTCS Thành Phố Nha Trang NH
01-02)
Xét ba chuyển động có đồ thị chuyển động
như hình vẽ: Xe 1 là DEC; xe 2 là HC; xe 3 là BEFD.
1. Nêu đặc điểm
chuyển động của ba xe.
2. Chuyển động của
xe 3, thời điểm, vị trí xuất phát và chiều chuyển động của hai xe 1 và 2 không
đổi.
a.
Để xe 1 và xe 2 có thể gặp xe 3 lúc xe 3 dừng lại thì vận tốc của xe 1 và xe 2
là bao nhiêu?
b.
Xe 1 và xe 2 cùng lúc gặp xe 3 (khi xe 3 đang dừng lại) lúc mấy giờ? Vận tốc của
xe 1 và xe 2 là bao nhiêu, biết rằng lúc này vận tốc xe 2 bằng 2,5 lần vận tốc
xe 1?
Bài 47: Hai ô tô đồng thời xuất phát từ A đi
đến B cách A một khoảng L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với tốc độ
không đổi v1 và đi nửa quãng đường sau với tốc độ không đổi v2.
Ô tô thứ hai đi nửa thời gian đầu với tốc độ không đổi v1 và đi nửa thời
gian sau với tốc độ không đổi v2.
a. Hỏi ô tô nào đi đến B trước
và đến trước ôtô còn lại bao lâu?
b. Tìm khoảng cách giữa hai ô tô khi một ô tô vừa đến B.
Bài 48: Có 4 học sinh cùng trọ một nơi cách trường 5 km, họ có chung một chiếc
xe máy điện. Xe chỉ được phép chở 2 người (kể cả người lái xe). Họ xuất phát
cùng một lúc từ nhà trọ đến trường: hai bạn lên xe, hai bạn còn lại đi bộ. Đến
trường, một bạn xuống xe; lái xe quay lại đón thêm một bạn nữa; bạn còn lại tiếp
tục đi bộ. Cứ như thế cho đến khi tất cả đều đến trường. Xem chuyển động trên
là đều; thời gian dùng xe để đón, thả người không đáng kể; vận tốc của người đi
bộ là 6 km/h; vận tốc của xe là 30 km/h. Tìm quãng dường đi tổng cộng của xe. (15km)
b) Có 4 bạn học sinh cùng đến trường tham dự kì thi tốt nghiệp, nhưng chỉ có một chiếc xe máy và 2 mũ bảo hiểm. Chấp hành luật giao thông nên hai bạn đi xe và hai bạn đi bộ, dọc đường bạn đang ngồi sau xuống xe tiếp tục đi bộ và xe có hai lần quay lại đón 2 bạn đi bộ ở những vị trí thích hợp sao cho cả 4 bạn đều đến trường cùng một lúc. Biết rằng vận tốc đi xe gấp 5 lần đi bộ và coi rằng vận tốc đi bộ của các bạn đều như nhau, nơi xuất phát cách trường 5 km. Xác địng vị trí mà xe đã đón 2 bạn đi bộ cách vị trí xuất phát là bao nhiêu ?
Bài 49: Một
vật chuyển động trên đoạn đường AD qua các điểm B, C nằm trên AD với
AB:BC:CD=3:2:1. Tỉ số tốc độ các vật trên các đoạn AB, BC, CD là V1:
V2: V3=k:1:1/k ( với k hữu hạn, k≥2)b) Có 4 bạn học sinh cùng đến trường tham dự kì thi tốt nghiệp, nhưng chỉ có một chiếc xe máy và 2 mũ bảo hiểm. Chấp hành luật giao thông nên hai bạn đi xe và hai bạn đi bộ, dọc đường bạn đang ngồi sau xuống xe tiếp tục đi bộ và xe có hai lần quay lại đón 2 bạn đi bộ ở những vị trí thích hợp sao cho cả 4 bạn đều đến trường cùng một lúc. Biết rằng vận tốc đi xe gấp 5 lần đi bộ và coi rằng vận tốc đi bộ của các bạn đều như nhau, nơi xuất phát cách trường 5 km. Xác địng vị trí mà xe đã đón 2 bạn đi bộ cách vị trí xuất phát là bao nhiêu ?
a) Gọi t1:t2:t3
theo thứ tự là thời gian vật chuyển động trên các đoạn AB, BC, CD. Tìm tỉ số t1:t2:t3
b) Cho AD=120m, V2=5m/s.
Biết tốc độ trung bình của vật trên cả đoạn AD bằng tốc độ trên đoạn BC. Tính t1,
t2, t3
Bài 50:
rat tot
Trả lờiXóakhông hay cho lắm !
Trả lờiXóaenges0el-ji Mark Delgado https://marketplace.visualstudio.com/items?itemName=2tipcunore.DarkBlood--Reborn--gratuita-2022
Trả lờiXóasubtairenne
inycrue-ra1990 Wewere Tucson get
Trả lờiXóaprogram
diotrucuntab